Sự tích cây nêu ngày tết – Ý nghĩa của việc dựng nêu ngày tết

23-12-18

Sự tích cây nêu ngày tết đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt tự bao đời nay. Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, mỗi gia đình lại trồng trước sân nhà, hoặc dựng nêu trong nhà, phía trên có treo một số vật dụng mang tính chất biểu tượng, tùy phong tục địa phương.

Tuy nhiên nếu để ý, bạn sẽ thấy cây “nêu” mỗi nhà mỗi khác, khác ngay ở chính loại cây. Nhiều người dựng cây tre, nhưng có người dùng một số loại cây cùng họ tre như trúc, hay thậm chí đơn giản chỉ là thân cây mía.

Sự tích cây nêu ngày tết bắt nguồn từ đâu

Sự tích cây nêu ngày Tết còn mang triết lý âm dương, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh…

Cây nêu thường là cây tre dài khoảng 5 – 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân lên chầu Trời. Người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch, người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào (cầu phúc hoặc cầu mệnh) tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 tháng giêng âm lịch. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu.

sự-tích-cây-nêu-ngày-tết

Sự tích cây nêu ngày tết

Hằng năm cứ mỗi độ xuân về, mọi người đang sửa soạn đón chào năm mới cùng với việc chuẩn bị cổ bàn để cúng gia tiên, tiển đưa ông táo về trời…thì nhà nào cũng trồng một cây nêu trước cổng nhà. Phong tục này đã được người dân Việt duy trì từ bao đời nay.

Theo phong thủy, chính vì từ ngày Táo quân về trời cho đến đêm giao thừa là vắng mặt Táo công, nên ma quỷ nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, do đó phải trồng cây nêu để trừ tà. Cây nêu được trồng ngay trước cửa nhà từ ngày 23 tháng chạp, chậm nhất là chiều 30 Tết cho đến ngày 7 tháng Giêng thì triệt hạ, gọi là ‘hạ nêu’. Phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi.

Sự tích câu nêu ngày tết theo truyện kể dân gian

Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc”.

Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng trọn củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức ‘ăn ngọn cho gốc’.

Mùa kế, Quỷ chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, Quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.

su-tich-cay-neu-ngay-tet

Sự tích cây nêu ngày tết bắt nguồn từ đâu

Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là bắp ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Mất đất sống, Quỷ huy động quân vào cướp lại. Phật bày Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột… Quỷ thua và bị đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho. Sự tích cây nêu ngày tết bắt đầu từ đó

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh.

Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

Ý nghĩa việc dưng cây nêu ngày tết

Trong sự tích cây nêu ngày tết trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ.

Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để Tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mạy.

 

Mơ thấy quả chanh có ý nghĩa gì? Đi tìm số may mắn?

Mơ thấy quả chanh có ý nghĩa gì? Đi tìm số may mắn?

15-04-24

Mơ thấy quả chanh số mấy, là dự cảm xấu hay tốt? Nằm mơ thấy quả chanh mang ý nghĩa gì? Chiêm bao thấy quả chanh đánh con gì chắc ăn nhất

Mơ thấy quả lê đánh ngay số mấy ăn chắc, điềm báo gì?
Mơ thấy quả lê đánh ngay số mấy ăn chắc, điềm báo gì?

28-03-24

Ngủ mơ thấy quả bơ may hay xui đánh con gì dễ trúng lộc lớn?
Ngủ mơ thấy quả bơ may hay xui đánh con gì dễ trúng lộc lớn?

27-03-24

Thống kê XSST 17-04-2024 – Thống kê Xổ Số Sóc Trăng Thứ 4

Thống kê XSST 17-04-2024 – Thống kê Xổ Số Sóc Trăng Thứ 4

16-04-24

Thống kê XSST 17-04-2024  - Dự đoán xổ số Sóc Trăng ngày 17 tháng 4 năm 2024 - Soi cầu XSST 17/4/2024. Tham khảo thống kê, chốt số bạch thủ lô

Thông tin về xổ số miền Bắc cho những ai chưa biết?
Thông tin về xổ số miền Bắc cho những ai chưa biết?

12-04-24

Con số may mắn tuổi Tân Dậu hôm nay là con số gì mang đại cát đại lợi
Con số may mắn tuổi Tân Dậu hôm nay là con số gì mang đại cát đại lợi

25-03-24